Làng nghề đèn lồng là một điểm đến du lịch nổi bật tại phố cổ Hội An, Quảng Nam, Việt Nam. Nơi đây nổi tiếng với nghề làm đèn lồng truyền thống, sử dụng các kỹ thuật thủ công tinh xảo và nguyên liệu chính là giấy, gỗ, và vải. Làng nghề đèn lồng phố cổ Hội An là di sản văn hóa có lịch sử lâu đời, kéo dài qua nhiều thế kỷ và vẫn đang được bảo tồn cho tới ngày nay.
Đến đây, ngoài trải nghiệm tham quan xưởng sản xuất, bạn còn được tự tay làm nên những chiếc đèn lồng của riêng mình dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân. Đây là một hoạt động thú vị, giúp bạn rèn luyện sự khéo léo và thêm hiểu hơn về cuộc sống và cách mà người dân nơi đây gìn giữ nét văn hóa tốt đẹp mà cha ông truyền lại.
Ngoài ra, hàng năm, sự kiện Lễ hội đèn lồng Hội An ở đây cũng thu hút hàng ngàn du khách, tạo nên một không khí đầy sắc màu và ấm áp.
Tìm hiểu về làng nghề đèn lồng phố cổ Hội An
Năm 2011, nghề làm đèn lồng Hội An đã được vinh danh là một trong 9 làng nghề truyền thống tiêu biểu của Việt Nam bởi Hiệp hội Làng nghề Việt Nam. Sự công nhận này không chỉ khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc của nghề làm đèn lồng mà còn tôn vinh những nghệ nhân giữ gìn và phát huy di sản truyền thống của quê hương.
Lịch sử hình thành và phát triển
Theo Trung tâm Quản lý và Bảo tồn di tích Hội An, làng nghề đèn lồng phố cổ Hội An đã xuất hiện từ thế kỷ 17. Với vị trí trung tâm giao thương, Hội An đã hòa quyện các yếu tố văn hóa từ Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây. Tập quán sử dụng đèn lồng trong các dịp lễ, Tết đã trở nên phổ biến không chỉ trong cộng đồng người ngoại kiều mà còn với người bản địa suốt hơn 400 năm qua.
Người dân Hội An kể rằng “ông tổ” của nghề làm đèn lồng là Xã Đường, người chuyên làm đầu lân và đèn lồng cho các lễ hội. Tiếp thu kỹ thuật từ những chiếc đèn lồng cổ, người Hội An đã cải tiến và sáng tạo, làm cho đèn lồng ngày càng đa dạng. Kể từ năm 1998, thị xã Hội An đã phát động phong trào Đêm rằm phố cổ, khuyến khích sử dụng đèn lồng thay cho đèn điện tại các đình chùa, giúp đèn lồng trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo và thúc đẩy sự phát triển của nghề làm đèn lồng.
Ý nghĩa văn hóa
Đèn lồng là sản phẩm truyền thống phổ biến ở Hội An nói riêng và Việt Nam nói chung. Chúng thường xuất hiện tại các nhà hàng,trong nhiều gia đình, đặc biệt vào dịp lễ hội, Tết cổ truyền và Tết Trung thu.
Ngày nay, đèn lồng không chỉ đơn thuần là vật trang trí mà còn mang ý nghĩa sâu sắc. Ánh sáng của đèn lồng Hội An được xem như biểu tượng của con người và là dấu hiệu của sự bảo vệ từ các thần linh. Màu sắc của đèn lồng cũng mang nhiều ý nghĩa, chẳng hạn như đèn lồng màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng.
Đa dạng mẫu mã và màu sắc của đèn lồng Hội An
Đèn lồng Hội An rất đa dạng với nhiều mẫu mã và màu sắc khác nhau, mỗi chiếc đều được trang trí tỉ mỉ, phản ánh sự tinh xảo và sáng tạo của nghệ nhân địa phương.
Quy trình sản xuất đèn lồng truyền thống
Để tạo ra một chiếc lồng đèn đẹp không phải là việc đơn giản. Quy trình chế tác lồng đèn bao gồm hai bước chính: làm khung và bọc vải. Khung lồng đèn thường được làm từ tre già, chắc chắn, được ngâm trong dung dịch chống mối mọt từ 7-10 ngày, sau đó phơi khô và chẻ thành các thanh phù hợp. Vải dùng để bọc lồng đèn thường là vải xoa, lụa tơ tằm hoặc lụa Hà Đông, những loại vải này có độ dai và bóng, giúp lồng đèn vừa bền bỉ lại lung linh hơn.
Sau khi khung và vải đã sẵn sàng, người thợ sẽ quét sơn và gắn dây cho đèn để hoàn thiện sản phẩm. Lồng đèn có nhiều kiểu dáng khác nhau như ngôi sao, con cá, hình thoi và hình tròn, với màu sắc rực rỡ. Nghề làm lồng đèn thủ công không chỉ mang giá trị văn hóa sâu sắc mà còn cần được gìn giữ và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác để bảo tồn nét đẹp truyền thống.
Trải nghiệm du lịch tại làng nghề
Trải nghiệm du lịch tại làng nghề đèn lồng phố cổ Hội An mang đến những hoạt động thú vị và độc đáo:
Tham quan xưởng sản xuất
Bạn sẽ được dẫn dắt qua từng bước của quy trình làm đèn lồng, từ việc lựa chọn tre già, xử lý và chế tạo khung, đến việc bọc vải và hoàn thiện sản phẩm. Ngoài ra, bạn cũng được trò chuyện với những thợ thủ công kỳ cựu, tìm hiểu về lịch sử và kỹ thuật làm đèn lồng, cũng như những câu chuyện thú vị về nghề truyền thống này.
Tự tay làm đèn lồng
Dưới sự hướng dẫn của các thợ lành nghề, bạn sẽ tự tay thực hiện các công đoạn như tạo khung, dán vải, và trang trí đèn lồng. Bạn có thể thỏa sức sáng tạo và thiết kế chiếc đèn lồng theo phong cách và sở thích riêng của mình, từ màu sắc đến hoa văn.
Mua sắm đèn lồng
Khi đi quanh các cửa hàng và chợ địa phương, bạn sẽ tìm thấy nhiều mẫu đèn lồng phong phú, từ các kiểu dáng truyền thống như đèn lồng ngôi sao, hình tròn, đến các mẫu thiết kế hiện đại. Bạn có thể mua chúng với giá rẻ hơn nhiều trong phố cổ để trang trí hoặc mua về làm quà sau chuyến du lịch của mình.
Trải nghiệm ẩm thực và văn hóa xung quanh làng nghề
Hội An nổi tiếng với các món ăn đường phố hấp dẫn như cao lầu, mì quảng, bánh bao, bánh xèo… được chế biến kỳ công. Tuy đều là món ăn dân giã, nhưng một phần nhờ nền ẩm thực đa dạng, Hội An đã thành công ghi tên mình vào top những điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Việt Nam hiện giờ.
Để có một chuyến đi trọn vẹn, vừa khám phá làng nghề đèn lồng phố cổ Hội An, vừa thưởng thức ẩm thực địa phương, bạn có thể tham khảo tour du lịch 1 ngày tại phố cổ. Tour Hội An là công ty du lịch lữ hành chuyên cung cấp các tour du lịch trọn gói, có lịch trình cụ thể, giá cả hợp lý, đưa bạn xuất phát từ Đà Nẵng và khám phá trọn vẹn phố cổ.
Mọi thông tin chi tiết liên quan tới tour du lịch ghép đi Hội An, bạn vui lòng liên hệ Tour Hội An tại để được giải đáp:
- Văn phòng: 06 – 08 Phạm Thiều, An Hải Bắc, Sơn Trà, Đà Nẵng
- Hotline: 0982.744.644
- Email: danangcitytravel@gmail.com
- Website: tourhoian.vn
Bài viết liên quan
21 địa điểm du lịch Đà Nẵng tuyệt đẹp không thể bỏ qua
Khám phá từ Bắc vào Nam Việt Nam với tour du lịch 12 ngày của Vietnam Allure Travel
Tủ Cơm Công Nghiệp Minatek