Tháp cổ người Chăm

Tháp Chăm, hay còn gọi là tháp Champa, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay.

Tháp cổ người Chăm

Nền văn hóa độc đáo của kiến trúc Chăm-pa tại dải đất Miền Trung thể hiện qua những đền tháp. Không chỉ những khu Tháp này là minh chứng cho một thời hưng thịnh của vương quốc Chăm pa mà còn thể hiện kỹ thuật xây dựng Tháp vô cùng độc đáo và bền vững tồn tại hàng ngàn năm . Tại Suối Lương, chúng tôi đã dựng lại một mô hình tháp Chăm đúng với kỹ thuật xây dựng từ ngàn năm trước của dân tộc này. Đây là một trong hai ngôi tháp được dựng lại tại miền Trung. Tháp Chăm tại Khu du lịch Sinh thái Suối Lương được mô phỏng theo mô hình tháp Chăm Bằng An (Xã Điện An – Thị Xã Điện Bàn – Tỉnh Quảng Nam). Tháp do nghệ nhân Lê Văn Chỉnh người Duy Xuyên phục dựng. Ông là người đã bỏ công nghiên cứu và tìm tòi hơn 10 năm để tìm ra phương pháp xây dựng tháp của người Chămpa. Tháp Chăm tại Suối Lương được xây dựng bằng 2/3 so với kích thước Tháp thật. Tháp cao 18m, nguyên liệu chính để xây dựng Tháp là gạch nung lấy từ vùng quê Quảng Nam và được kết dính vào nhau tạo thành một khối liên kết, được xây dựng theo hình bát giác Chóp tháp nhọn, thon, bên trong thờ một linga bằng đá – biểu tượng của thần Siva tượng trưng cho sức mạnh.

Các tháp Chăm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ.

Tháp cổ người Chăm

Các đền tháp Champa phản ánh đầy đủ và chân thực hoàn cảnh văn hoá Champa từ giai đoạn đầu tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ cho đến giai đoạn thích nghi, tiếp biến và trỗi dậy mạnh mẽ tính bản địa và sự giao lưu thường xuyên về mặt văn hóa bên cạnh các mặt kinh tế – chính trị với các dân tộc liền kề.

Giá trị nghệ thuật của các hình điêu khắc, ngoài việc giúp đỡ cho các đền tháp đẹp hơn còn có ý nghĩa văn hóa đặc biệt, giúp cho việc nghiên cứu sâu hơn về niên đại, phong cách và chức năng của các đền tháp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *